HƯỚNG DẪN XỬ LÝ SỰ CỐ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
BIỂU HIỆN >> NGUYÊN NHÂN >> KIỂM TRA >> GIẢI PHÁP
1. Bùn nổi trên bề mặt bể lắng thứ cấp
1a: Vi sinh vật dạng sợi (Filamentous) chiếm số lượng lớn trong bùn 1a: Nếu SVI<100, có thể không phải do nguyên nhân 1a. Dùng kính hiển vi để kiểm tra xem có vi sinh vật dạng sợi trong bùn hay không. 1a: (1) Nếu DO tại đầu cuối bể Aeroten < 1,5mg/l, tăng lượng khí thổi vào bể Aeroten để DO tại cuối bể Aeroten > 2mg/l.
(2) Giảm F/M đến 0,09.
(3) Tăng thời gian hồi lưu bùn và giảm hoặc dừng việc thải bùn.
(4) Bổ sung thiếu hụt dinh dưỡng để tỷ số đạt tỷ số: BOD:N:P:Fe=100:5:1:0,5.
(5) Thêm 5-10mg/l Clo vào bùn hồi lưu cho đến khi SVI<150 (cần được điều chỉnh trong vòng 2-3 ngày). Kiểm tra bùn bằng kính hiển vi để tránh vi sinh vật có lợi bị chết do quá trình bơm Clo vào.
(6) Tăng pH đến 7.
(7) Thêm 50-200mg/l hydroperoxit vào bể Aeroten đến khi SVI<150.
1b: Quá trình Denitrat hóa xảy ra trong bể lắng thứ cấp; các bóng khí Nitơ xâm nhập vào hạt bùn và kéo bùn nổi lên trên bề mặt nước. 1b: Kiểm tra nồng độ Nitrat ở dòng vào của bể lắng; nếu nồng độ NO3-=0 thì không phải do nguyên nhân 1b. 1b: (1) Tăng tốc độ bùn hồi lưu (sẽ tăng tải trọng thủy lực của bể lắng và giảm thời gian lưu). Đồng thời tăng thời gian hồi lưu bùn.
(2) Tăng DO trong bể thông khí.
(3) Tăng F/M.
(4) Giảm lưu lượng nước thải nếu sự tăng tốc độ và thời gian hồi lưu bùn không có hiệu quả.
2. Có bùn nhỏ lơ lửng trong nước thải sau xử lý - SVI thì tốt nhưng dòng ra thì đục.
2a: Bể Aeroten bị khuấy trộn quá mạnh. 2a: Kiểm tra DO trong bể Aeroten. 2a: Giảm sự khuấy trộn trong bể Aeroten bằng cách điều chỉnh van.
2b: Bùn bị oxy hóa quá mức. 2b: Xuất hiện bùn. 2b: Tăng lượng thải bùn, giảm bùn hồi lưu để tăng F/M.
2c: Tình trạng yếm khí trong bể Aeroten. 2c: Kiểm tra DO trong bể Aeroten. 2c: Tăng DO trong bể thông khí đến ít nhất 1.5 đến 2 mg/l ở dòng ra bể Aeroten.
2d: Nước thải đầu vào có chứa các chất độc hại. 2d: Kiểm tra bùn bằng kính hiển vi đối với vi sinh vật Protozoa. 2d: (1) Phân lập lại vi sinh vật nếu có thể.
(2) Dừng thải bùn.
(3) Tăng tốc độ hồi lưu càng cao càng tốt để thiết lập lại quần thể vi sinh
3. Váng bọt màu nâu đen bền vững trong bể Aeroten mà phun nước vào cũng không thể phá vỡ ra.
F/M quá thấp. Nếu F/M<0,05 thì đây chính là nguyên nhân. Tăng lượng bùn thải để tăng F/M. Tăng lên ở tốc độ vừa phải và phải kiểm tra cẩn thận.
Chú ý: Nếu không gây ra sự cố, không làm gì cả.
4. Lớp sóng bọt trắng dày trong bể Aeroten
4a: MLSS quá thấp. 4a: Kiểm tra MLSS. 4a: Giảm bùn thải để tăng MLSS, có nghĩa là sẽ giảm F/M.
4b: Sự có mặt của những chất hoạt động bề mặt không phân hủy sinh học. 4b: Nếu mức MLSS là thích hợp, nguyên nhân có thể là do sự có mặt của chất hoạt động bề mặt. 4b: Giám sát những dòng thải mà có thể chứa các chất hoạt động bề mặt.
5. Bùn trong bể Aeroten có xu hướng trở nên đen.
Sự thông khí không đủ, tạo vùng chết và bùn nhiễm khuẩn thối Kiểm tra DO trong bể Aeroten và độ mở van máy thổi khí. (1) Tăng sự thông khí bằng cách đặt thêm máy thổi khí khác để hỗ trợ.
(2) Giảm tải trọng bằng cách đặt thêm một bể thông khí để hỗ trợ.
(3) Kiểm tra hệ thống ống thông khí bị rò rỉ?
(4) Rửa sạch những đầu phân phối khí bị tắc hoặc lắp thêm những đầu khác nếu có thể.
(5) Tăng công suất máy thổi khí.
6. Đệm bùn nổi lên bề mặt bể lắng thứ cấp và trôi theo dòng ra.
6a: Tốc độ bùn hồi lưu không đủ. 6a: Kiểm tra lại công suất bơm bùn hồi lưu. (1) Nếu bơm bùn hồi lưu gặp sự cố, đặt một bơm khác để chạy và sửa chữa.
(2) Nếu có thể tăng lưu lượng bơm bùn hồi lưu thì tăng tốc độ hồi lưu và giám sát độ sâu đệm bùn một cách thường xuyên.
(3) Xúc rửa đường bùn hồi lưu nếu bị tắc.
6b: Lưu lượng tăng quá cao làm quá tải bể lắng. 6b: Nếu tổng lưu lượng vào bể lắng (Q=Qvào + Qhồi lưu) >40m3/m2/ngày thì sẽ gây quá tải bể lắng. 6b: (1) Thay đổi chế độ vận hành của hệ thống.
(2) Thiết lập lưu lượng ở điều kiện cân bằng hoặc mở rộng hệ thống.
6c: Tải trọng chất rắn quá cao trong bể lắng. 6c: Tải trọng không được vượt quá 6kg/m2/h. 6c: Tăng F/M nếu không thực hiện được mục: 7. (2).
7. Lớp bùn chảy tràn qua một phần của máng tràn của bể lắng thứ cấp. Lưu lượng phân phối vào bể lắng không đều. Kiểm tra máng tràn. (1) Điều chỉnh mức dòng ra trong máng tràn.
(2) Kiểm tra và điều chỉnh tấm chắn.
8. Có rất nhiều bọt hoặc một số vùng trong bể Aeroten bọt bị kết thành khối.
Một số đầu phân phối khí bị tắc hoặc bị vỡ. Kiểm tra kỹ các đầu phân phối khí. Rửa sạch hoặc thay thế các đầu phối khí, kiểm tra lại khí cấp; lắp đặt những bộ lọc khí ở đầu vào máy thổi khí để giảm việc tắc từ khí bẩn.
9. pH trong bể Aeroten <6,7 hoặc thấp hơn. Bùn trở nên loãng hơn.
9a: Sự Nitrat hóa xảy ra và tính kiềm trong nước thải thấp. 9a: Kiểm tra NH3 dòng ra; độ kiềm dòng vào và dòng ra. 9a: (1) Tăng F/M bằng cách tăng việc thải bùn.
(2) Bổ sung kiềm vào nước thải đầu vào bằng cách tăng giá trị pH ở bể đông tụ.
9b: Nước thải có tính acid cao đi vào hệ thống. 9b: Kiểm tra pH dòng vào 9b: (1) Tăng lưu lượng bơm kiềm.
(2) Xác định nguồn và dừng việc bơm nước thải có tính axit cao đi vào bể Aeroten dòng đi vào hệ thống nếu thực hiện mục 9b.(1) không hiệu quả.
10. Nồng độ bùn trong bùn hồi lưu thấp (< 8000mg/l)
10a: Tốc độ hồi lưu bùn quá cao. 10a: Kiểm tra nồng độ bùn hồi lưu, mức chất rắn (cân bằng) bể lắng thứ cấp, kiểm tra khả năng lắng (SVI). 10a: Giảm tốc độ hồi lưu bùn.
10b: Sự sinh trưởng của vi sinh vật dạng sợi Filamentous. 10b: Kiểm tra bằng kính hiển vi, đo DO, pH, nồng độ Nitơ. 10b: Tăng DO, tăng pH, bổ sung Nitơ và Clo (xem tình huống 1).
10c: Vi sinh vật Actinomycete chiếm ưu thế. 10c: Kiểm tra bằng kính hiển vi, phân tích thành phần sắt hòa tan. 10c: Bổ sung sắt nếu sắt đã hòa tan ít hơn tỷ lệ BOD:N:P:Fe=100:5:1:0,5 không đảm bảo.
11. Các điểm chết trong bể Aeroten (có những điểm không được sục khí). 11a: Các đầu phân phối khí bị tắc. 11a: Kiểm tra kỹ lại các đầu phối khí. 11a: Súc sạch hoặc thay các đầu phối khí - kiểm tra lại sự cấp khí - lắp đặt lắp các bộ lọc khí ở đầu máy thổi khí để giảm sự tắc do khí bẩn.
11b: Sự thông khí không đủ dẫn đến DO thấp. 11b: Kiểm tra DO. 11b: Tăng tốc độ thông khí để đưa nồng độ DO lên 1.5 đến 3 mg/l.
11c: Van khí được điều chỉnh không đúng. 11c: Kiểm tra chế độ van. 11c: Điều chỉnh van cho thích hợp.
O&M - CHUYÊN BẢO TRÌ CÔNG NGHIỆP & XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Hỗ trợ tư vấn XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Hỗ trợ tư vấn XỬ LÝ NƯỚC THẢI
..................................................................................................................................
Địa chỉ:120/2 Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, TP.HCM
VPĐD:28/36/4 Lương Thế Vinh, Tân Thới Hòa, Tân Phú
Điện thoại: 08 3836 8122
Email: omwater@omwater.vn - omwater.vn@gmail.com
Website: omwater.vn
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

The Best Slots | Casino Roll
Trả lờiXóaThe best 1xbet korean slots at Casino poormansguidetocasinogambling Roll. If you love table games, to play blackjack, you have to bet twice for the 바카라 사이트 dealer to win. The dealer https://septcasino.com/review/merit-casino/ must