ĐIỀU KHIỂN QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI Công ty môi trường, bồn xử lý nước thải composite, máy lọc nước RO

Đăng bởi tanka lúc Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014 0

VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Ảnh: Bể sinh học hiếu khí 
I. ĐIỀU KHIỂN QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI
1. CÁC ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI.

Người vận hành muốn vận hành hệ thống xử lý nước thải ổn định trước hết phải hiểu được bản chất của việc xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học bùn hoạt tính và xác định được các thông số chuẩn mực của một hệ thống hoạt động tốt. Có 3 phạm vi chính mà người vận hành cần phải biết là:

a. Những chất gì đi vào Hệ thống xử lý nước thải?

b. Môi trường cần duy trì trong bể Sinh học hiếu khí là gì?
c. Những chất gì đi ra khỏi Hệ thống xử lý nước thải?
Mỗi một phạm vi quan hệ hoặc tác động mật thiết tới 2 phạm vi kia.

2. CÁC ĐẶC TÍNH CỦA DÒNG NƯỚC THẢI VÀO (những chất gì thải vào hệ thống xử lý nước thải)

Khi lưu lượng và chất lượng dòng nước thải vào thay đổi, thì môi trường của bể Sinh học hiếu khí và bể Lắng thứ cấp cũng thay đổi theo. Nếu quá trình bùn hoạt tính được thiết lập tốt, COD và SS sau khi xử lý phải nhỏ hơn 50 mg/l khi vận hành với lưu lượng cao. Nếu lưu lượng tăng đáng kể (quá 10%), cần thiết phải điều chỉnh các thông số vận hành. Nếu lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải dòng vào tăng (tổng lượng COD trong ngày), cần thiết phải tăng thời gian hồi lưu bùn hoạt tính để tăng MLSS trong bể Sinh học hiếu khí và ngược lại.

        Vì vậy, hằng ngày người vận hành phải theo dõi lưu lượng nước thải dòng vào và định kỳ 4 ngày một lần phân tích để xác định COD dòng vào và kiểm tra lưu lượng nước thải dòng vào hàng ngày.  Từ đó tính được tổng lượng COD đi vào Hệ thống xử lý nước thải trong ngày theo công thức:

COD = COD * Qv

COD: Tổng lượng COD đi vào Hệ thống xử lý nước thải trong một ngày
COD: Giá trị COD nhận được từ lần thí nghiệm gần đây nhất
Qv: Tổng lưu lượng nước thải của ngày

3. MÔI TRƯỜNG BỂ SINH HỌC HIẾU KHÍ.
Ảnh: Bể hiếu khí
Cần phải duy trì các thông số trong bể Sinh học hiếu khí như sau:

- DO lớn hơn 2 mg/l.
- PH: 6,5-8,5 (tốt nhất là pH 7).
- Bể Sinh học hiếu khí phải được khuấy trộn đều.
- Duy trì MLSS trong bể Sinh học hiếu khí đúng để duy trì tỉ số F/M ổn định
Nếu có bọt trắng trên bề mặt bể hiếu khí, tăng lưu lượng và thời gian hồi lưu bùn. Nếu có bọt dày và đen trên mặt bể, giảm lưu lượng và thời gian hồi lưu bùn.

4. BỂ LẮNG THỨ CẤP
Ảnh: Bể lắng thứ cấp
Mong muốn của bạn là dòng nước thải ra luôn sạch và ít chất rắn. Vì vậy bể lắng luôn phải trong, không có hoặc ít bùn nổi trên bề mặt, đệm bùn trong bể thấp (nếu cao bùn sẽ tràn qua máng tràn và trôi theo dòng ra).

Phép thử khả năng lắng là một minh chứng rõ ràng chất rắn sẽ lắng trong bể lắng như thế nào. Điều chỉnh tốc độ bùn hồi lưu sao cho đệm bùn trong bể lắng càng ở mức thấp nhất càng tốt. Nên nhớ rằng đệm bùn có thể tăng lên hoặc giảm đi khi tăng hoặc giảm tốc độ bùn hồi lưu bởi đó là kết quả của việc tăng hoặc giảm thời gian lưu trong bể lắng. Việc tăng hoặc giảm đệm bùn còn có thể do sự thay đổi lưu lượng dòng vào. Đối với lý do này bạn phải ghi rõ và thử nghiệm để tìm ra lưu lượng bùn hồi lưu cho điều kiện hệ thống của bạn.
Nếu trên bề mặt bể lắng thứ cấp có bùn nổi thì phải hoạt động bơm hút cặn nổi để hút tuần hoàn về bể Sinh học hiếu khí.

5. NƯỚC SAU XỬ LÝ (những gì ra khỏi hệ thống xử lý nước thải)

Nước thải dòng nước thải ra đầu tiên quan sát bằng mắt phải trong, ít chất rắn lơ lửng, sau đó các kết quả phân tích phải đạt tiêu chuẩn cho phép. 

Khi hệ thống hoạt động tốt, bạn hãy cố gắng xác định nguyên nhân tại sao để cố gắng duy trì. Khi các vấn đề nảy sinh làm chất lượng dòng ra xấu đi bắt đầu xuất hiện, cố gắng xác định tại sao và hiệu chỉnh tình trạng. Nhớ rằng dòng vào và những điều kiện trong bể Sinh học hiếu khí ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dòng ra. Do vậy bạn phải tìm ra nguyên nhân làm chất lượng dòng ra không đạt để điều chỉnh. Khi tiến hành điều chỉnh chỉ nên điều chỉnh một thông số trong một thời gian, không nên điều chỉnh nhiều thông số cùng một lúc. Nếu không bạn sẽ không biết được sự điều chỉnh nào mạng lại hiệu quả, thậm chí có khi còn làm cho quá trình bùn hoạt tính bị đảo lộn. 
Xem thêm phần 6 - Các vấn đề nảy sinh trong vận hành. 

6. ĐIỀU KHIỂN QUÁ TRÌNH NHƯ THẾ NÀO?

Điểm nổi bật của quá trình xử lý bùn hoạt tính đó là quá trình xử lý phụ thuộc vào LƯỢNG CHẤT RẮN BÙN HOẠT TÍNH TRONG HỆ THỐNG và THỂ CHẤT CỦA VI SINH VẬT. Để vận hành thành công, cần thiết phải duy trì sự quan sát và kiểm tra liên tục hàng ngày (bảy ngày 1 tuần) bởi người vận hành. TỶ SỐ F/M và/hoặc TUỔI BÙN là hai trong các phương pháp được sử dụng duy trì lượng MLSS mong muốn trong bể Sinh học hiếu khí. Tuổi bùn được ưa thích sử dụng cho quá trình điều khiển vận hành bởi vì chất rắn lơ lửng rất dễ xác định. Thêm vào đó, tuổi bùn quan tâm đến hai yếu tố quan trọng cho sự vận hành thành công: (1) Chất rắn (thức ăn của vi sinh vật) đi vào quá trình xử lý và (2) chất rắn (vi sinh vật - MLSS) có sẵn để xử lý chất thải vào (thức ăn cho vi sinh vật). Tuy nhiên, trong những ngày đầu (khoảng 3 tháng đầu) nhất thiết phải sử dụng tỷ số F/M để vận hành, còn Tuổi bùn chỉ dùng để tham khảo. Sau khi đã vận hành thông thạo, có thể dùng thông số Tuổi bùn để vận hành vì sự đơn giản của nó.

Hệ thống xử lý bằng bùn hoạt tính ở đây cho phép BOD dòng ra là 0 mg/l. Tuổi bùn 25 ngày sẽ thỏa mãn tải lượng đích trong suốt quá trình khởi động hệ thống này. Sau khi hệ thống đi vào hoạt động, tuổi bùn khác nhau có thể được thử để nhằm mục đích cải thiện dòng ra.

Thay đổi nồng độ MLSS sẽ làm thay đổi tỷ số F/M và Tuổi bùn:

Luôn luôn phải nhớ rằng bạn phải duy trì mức oxy hòa tan (DO) trong bể Sinh học hiếu khí và  yêu cầu cấp khí nhiều hơn khi nồng độ và hoạt tính của chất rắn trong bể Sinh học hiếu khí tăng lên.

7. QUÁ TRÌNH THẢI BÙN HOẠT TÍNH
Ảnh: Xử lý nước thải bùn hoạt tính

Lưu lượng bùn hoạt tính thải ra có thể thay đổi từ 1% đến 20% tổng lưu lượng đầu vào. Thường thì bùn hoạt tính thải ra được biểu diễn bằng m3 mỗi ngày hoặc lượng chất rắn ra khỏi máy ép bùn. Cố gắng không thay đổi tốc độ thải bùn hơn 10 đến 15% từ ngày hôm trước so với ngày hôm sau. Mục đích chính là duy trì tuổi bùn để tạo dòng ra tốt nhất.

Quá trình thải được thực hiện thông thường bằng việc thải sang bể làm đặc bùn, sau đó được máy vắt bùn làm khô trước khi thải bỏ hoặc làm phân bón.

Quá trình thải bùn hoạt tính phải được điều khiển bằng người vận hành để duy trì hàm lượng MLSS thích hợp trong bể Sinh học hiếu khí. Lượng bùn cần thải bỏ được tích lũy từ hai nguồn: SS trong nước thải đầu vào và lượng bùn được tăng thêm trong bể Sinh học hiếu khí do sự sinh trưởng của vi sinh vật. Mỗi kg BOD được phân hủy sẽ sinh ra 0,15kg bùn hoạt tính.

8. XÁC ĐỊNH THỜI GIAN HỒI LƯU BÙN TRONG NGÀY

Hỗn hợp bùn hoạt tính nước thải được xử lý được chảy liên tục sang bể lắng. Để bù lại bùn hoạt tính ra khỏi bể Sinh học hiếu khí này cần phải hồi lưu bùn từ bể lắng quay trở về bể Sinh học hiếu khí để đảm bảo đủ nồng độ bùn hoạt tính (MLSS) cho việc xử lý chất thải liên tục đi vào hệ thống cùng dòng vào. Lưu lượng bùn hồi lưu cũng phụ thuộc trực tiếp vào tải lượng chất thải đi vào bể Sinh học hiếu khí. Vì vậy người vận hành phải thường xuyên theo dõi tải lượng chất thải vào Hệ thống (Qv, CODv) để điều chỉnh thời gian hồi lưu bùn cho phù hợp. Mục đích chính là đảm bảo MLSS trong bể Sinh học hiếu khí để duy trì tỉ số F/M ổn định. 

Ta có:

Như vậy để giữ được giá trị F/M ổn định thì:

1. Khi (Qv * CODv) tăng thì MLSS cũng phải tăng theo nên phải tăng thời gian hồi lưu bùn
2. Khi (Qv*CODv) giảm thì MLSS cũng phải giảm theo nên phải giảm thời gian hồi lưu bùn
Chú ý: Không bao giờ thay đổi thời gian bơm bùn hồi lưu quá 10% so với ngày trước đó.

II. CÁC THỦ TỤC CẦN THỰC HIỆN TRONG ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG BÌNH THƯỜNG.
                          omwater - CHUYÊN BẢO TRÌ CÔNG NGHIỆP & XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Ảnh: Xử lý sinh học
Phần này sẽ chỉ cho người vận hành cần phải làm gì trong một ca làm việc của mình. Để nước thải sau xử lý có chất lượng tốt, đồng đều, thì tất cả những người vận hành theo ca kíp đều tuân theo một kế hoạch như nhau. 

Khi bắt đầu ở tất cả các ca, tổ vận hành phải thông qua các bước sau:

1. Xem xét nhật ký.
a. Có gì bất thường xảy ra không? 
b. Kiểm tra lại tình trạng của bơm bùn hồi lưu và bơm bùn thải.
c. Mức DO trong bể thông khí như thế nào? Duy trì DO trong bể lớn hơn 2 mg/l trong tất cả các vị trí của bể Sinh học hiếu khí.

2. Kiểm tra bằng trực quan quá trình bùn hoạt tính

a. Bể Sinh học hiếu khí: 
- Có bất cứ bọt nào nổi trên bề mặt bể thông khí không? Nếu có, bọt đó màu trắng, đen  và độ dày của lớp bọt như thế nào?
- Bể có được khuấy trộn đều không.
- Màu bùn trong bể: vàng, đen, trắng đục?
- Mùi: tanh hay thối?   
b. Bể lắng thứ cấp: 
- Nước trong hay đục?
- Có nhiều bùn nổi trên bề mặt không?
- Đệm bùn trong bể lắng cao hay thấp? Nếu đệm bùn cao, thì phải kiểm tra để đảm bảo bơm bùn làm việc bình thường. Nếu bơm bùn làm việc bình thường thì phải kiểm tra chế độ làm việc của bơm bùn và bơm hồi lưu để đặt lại thời gian xả bùn và hồi lưu bùn cho phù hợp.
Chú ý: Trong hệ thống này bùn hoạt tính ở bể lắng thứ cấp được duy trì ở mức càng thấp càng tốt để duy trì điều kiện hiếu khí trong bể này.
c. Chất lượng dòng ra:
- Kiểm tra dòng ra từ bể lắng thứ cấp.
- Dòng ra nên sạch và không có chất lơ lửng.
Ảnh: Xử lý sinh học nước thải
O&M - CHUYÊN BẢO TRÌ CÔNG NGHIỆP & XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Hỗ trợ tư vấn XỬ LÝ NƯỚC THẢI
..................................................................................................................................


CÔNG TY TNHH TM DV KT SX O&M
Địa chỉ:120/2 Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, TP.HCM
VPĐD:28/36/4 Lương Thế Vinh, Tân Thới Hòa, Tân Phú
Điện thoại: 08 3836 8122 
Email: omwater@omwater.vn  -  omwater.vn@gmail.com
Website: omwater.vn 
..................................................................................................................................

Không có nhận xét nào:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Hỗ trợ trực tuyến

Lĩnh vực hoạt động

Đối Tác

LIKE THEO DÕI THÔNG TIN

DMCA.com Protection Status