QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẤY THAM KHẢO Công ty môi trường, bồn xử lý nước thải composite, máy lọc nước RO

Đăng bởi tanka lúc Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014 1 comment

QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẤY THAM KHẢO


1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ ÁP DỤNG.

a) Xử lý sơ bộ bằng cơ học và phương pháp hoá lý
i. Song chắn rác thô
ii. Bể gom nước thải
iii. Máy lược rác mịn
iv. Bể điều hoà nước thải
v. Bể khuấy trộn nhanh kết hợp điều chỉnh pH
vi. Bể keo tụ tạo bông
vii. Bể ổn định bông keo
viii. Bể lắng sơ bộ – bể lắng bản mỏng hiệu suất cao
ix. Hệ thống pha chế và cung cấp hoá chât.

b) Hệ thống xử lý sinh học
x. Bể AEROTEN
xi. Bể lắng thứ cấp
xii. Máy thổi khí và hệ thống phân phối khí

c) Xử lý bùn, và ép bùn
xiii. Bể phân huỷ bùn hiếu khí
xiv. Bể làm đặc bùn
xv. Máy ép bùn khung bản

d) Hệ thống khử trùng.
xvi. Bể khử trùng
xvii. Hệ thống định lượng chất khử trùng.

1.2. SƠ ĐỒ KHỐI CÔNG NGHỆ.

Ảnh: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải giấy
1.3. THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ
Hệ thống xử lý nước thải Nhà máy giấy sử dụng kết hợp 02 phương pháp chính là xử lý hoá lý và xử lý sinh học. 

1. Xử lý hoá lý là quá trình xử dụng hoá chất keo tụ và trợ keo tụ sau đó lắng ( có điều chỉnh pH) để loại bỏ các chất bẩn lơ lửng đồng thời giảm nồng độ COD & BOD và một số chất ô nhiễm trong nước thải trước khi vào quá trình xử lý sinh học.

2. Xử lý sinh học hiếu khí là quá trình sử dụng các vi sinh vật có sẵn trong nước thải để xử lý các tạp chất gây ô nhiễm trong nguồn nước thải của khu công nghiệp, theo công nghệ thông khí kéo dài (không khí được cấp liên tục trong quá trình xử lý đảm bảo lượng oxy hòa tan trong nước đủ cung cấp cho sự hoạt động của vi sinh vật, đồng thời có tác dụng khuấy trộn trong bể xử lý làm tăng khả năng tiếp xúc giữa vi sinh vật và các tạp chất gây ô nhiễm)

Nước thải nhà máy đi qua song chắn rác thô để loại bỏ rác thải và tạp chất có kích thước lớn được tách ra và thu gom bằng tay. Nước thải được thu gom vào BỂ GOM, sau đó được bơm nước thải BỂ GOM (BNT1, BNT2, BNT3) bơm tới BỂ ĐIỀU HOÀ.

Trước khi tới BỂ ĐIỀU HOÀ, sẽ qua một máy tách rác tinh để loại bỏ toàn bộ rác thải có kích thước >2,5mm.
BỂ ĐIỀU HOÀ có tác dụng điều hoà lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải. Sau đó được 03 bơm nước thải BỂ ĐIỀU HOÀ (02 bơm chạy- 01 bơm nghỉ luân phiên) bơm vào hệ thống xử lý nước thải. Trên đường ống bơm từ BỂ ĐIỀU HOÀ tới hệ thống xử lý hoá lý được lắp đặt thiết bị đo lưu lượng để khống chế và điều chỉnh lưu lượng xử lý của hệ thống.

Nước được bơm tới hệ thống xử lý hoá lý bao gồm BỂ PHẢN ỨNG (02 ngăn) và được bổ sung các hoá chất keo tụ và trợ keo tụ đồng thời điều chỉnh pH và được dẫn tới các BỂ LẮNG SƠ CẤP. Tại đây, bùn hoá lý được lắng xuống đáy bể còn nước trong phía trên được dẫn sang bể AEROTEN. Nước sau khi qua hệ thống xử lý hoá lý đã được giảm các lơ lửng, giảm nồng độ BOD và COD.

Tại bể AEROTEN nước thải được cung cấp thêm oxy và khuấy trộn đều cùng với vi sinh vật có trong bể bởi hệ thống phân phối khí lắp ở đáy bể, đảm bảo cho nhu cầu oxy, điều kiện tiếp xúc giữa vi sinh vật và chất ô nhiễm trong dòng thải. (Đây là quá trình xử lý chính của Hệ thống). 

Nước thải sau khi xử lý sinh học tự chảy qua BỂ LẮNG (ở đây lượng bùn hoạt tính trong nước được tách ra). Nước trong được đưa sang BỂ KHỬ TRÙNG, tại đây được bổ sung thêm hoá chất khử trùng là nước JAVEN ( NaOCl) để loại bỏ nốt các vi trùng có trong nước thải để đưa nước ra nguồn tiếp nhận. Còn bùn lắng một phần được bơm hồi lưu bơm về bể AEROTEN, một phần được bơm qua bể PHÂN HỦY BÙN. 

Tại bể PHÂN HỦY BÙN, lắp đặt hệ thống phân phối khí để phân huỷ nốt lượng bùn có thể tự phân huỷ được, nước trong phía trên được bơm hút nước trong hút sang BỂ KHỬ TRÙNG, phần bùn đặc còn lại dưới đáy bể được bơm sang BỂ CHỨA VÀ LÀM ĐẶC BÙN cùng với bùn hoá lý chuẩn bị cho quá trình ép bùn. Bùn từ bể chứa bùn được bơm sang máy ép bùn băng tải để lọc ép trước khi mang đi chôn lấp.

Chức năng, chế độ vận hành của các hạng mục, thiết bị trong hệ thống:
1. SONG CHẮN RÁC THÔ:
Chức năng: 
Song chắn rác chắn ngang dòng chảy của dòng nước thải, có tác dụng ngăn không cho rác trong nước thải có kích thước từ 10mm trở lên, đi vào Hệ thống xử lý nước thải.
2. BỂ GOM:
Chức năng: 
Thu gom nước thải từ nhà máy.
3. BƠM NƯỚC THẢI BỂ GOM
Chức năng: 
Bơm nước thải từ bể gom vào Bể điều hoà
Chế độ hoạt động: 
Hoạt động bằng tay hoặc tự động theo mức nước thải bể gom.
4. MÁY TÁCH RÁC TINH:
Chức năng: 
Tách rác có kích thước lớn hơn 2,5mm trước khi tới bể điều hoà.
Chế độ hoạt động: 
Hoạt động bằng tay hoặc tự động theo bơm nước thải bể gom.
5. BỂ ĐIỀU HÒA:
Chức năng: 
Điều hòa lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm.
6. BƠM NƯỚC THẢI BỂ ĐIỀU HOÀ
Chức năng: 
Bơm nước thải từ bể điều hoà vào hệ thống xử lý
Chế độ hoạt động: 
Hoạt động bằng tay hoặc tự động.
7. BỂ PHẢN ỨNG:
Chức năng: 
Gồm 02 bể, bể đông tụ và bể keo tụ để thực hiện các phản ứng đông keo tụ tạo bông của quá trình xử lý hoá lý.
8. MÁY KHUẤY BỂ PHẢN ỨNG
Chức năng: 
Khuấy trộn đều hoá chất, làm cho quá trình phản ứng hiệu quả hơn.
Chế độ hoạt động: 
Hoạt động bằng tay hoặc tự động.
9. BỂ LẮNG SƠ CẤP:
Chức năng: 
Lắng bùn hoá lý. Phân tách nước trong và bùn thải của quá trình xử lý hoá lý
10. BƠM BÙN BỂ LẮNG SƠ CẤP
Chức năng: 
Bơm bùn sinh ra trong quá trình xử lý hoá lý từ bể lắng sơ cấp vào bể chứa bùn
Chế độ hoạt động: 
Hoạt động bằng tay.
11. BỂ AEROTEN:
Chức năng: 
Xử lý các chất ô nhiễm có trong nước thải (ở đây diễn ra quá trình oxy hóa các chất gây ô nhiễm có trong nước thải).
12. BỂ LẮNG THỨ CẤP:
Chức năng: 
Lắng và tách riêng hỗn hợp bùn – nước (tách vi sinh vật ra khỏi nước trước khi nước thải đã được xử lý thải ra ngoài môi trường).
13. BƠM BÙN BỂ LẮNG THỨ CẤP:
 Chức năng:
Bơm bùn tuần hoàn từ bể lắng thứ cấp về bể Aeroten.
Bơm bùn thải từ bể lắng thứ cấp về bể chứa và làm đặc bùn.
Chế độ hoạt động: 
Hoạt động tự động, bằng tay. Sử dụng khí nén từ máy thổi khí.
14. BỂ PHÂN HỦY BÙN:
Chức năng: 
Phân hủy, giảm thiểu lượng bùn thải bỏ cho quá trình xử lý ép bùn.
15. BỂ CHỨA VÀ LÀM ĐẶC BÙN:
Chức năng: 
Chứa bùn hoá lý và bùn sinh học chuẩn bị cho quá trình xử lý lọc ép bùn.
16. BƠM BÙN BỂ CHỨA VÀ LÀM ĐẶC BÙN:
 Chức năng:
Bơm bùn tuần hoàn từ bể chứa bùn về bể Aeroten.
Bơm bùn thải từ bể chứa bùn về bể làm đặc bùn.
Chế độ hoạt động: 
Hoạt động tự động, bằng tay. Sử dụng khí nén từ máy thổi khí.
17. BƠM NƯỚC TRONG TẠI BỂ PHÂN HUỶ BÙN VÀ BỂ CHỨA BÙN:
 Chức năng:
Bơm nước trong của các bể sang bể khử trùng, không để lượng bùn thải thoát ra ngoài.
Chế độ hoạt động: 
Hoạt động tự động, bằng tay. Sử dụng khí nén từ máy thổi khí.
18. BỂ KHỬ TRÙNG:
Chức năng: 
Bể hình Ziczắc, bổ sung hoá chất khử trùng bằng NaOCL để loại bỏ các VSV có hại trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
19. MÁY THỔI KHÍ:
Chức năng: 
Cung cấp khí cho Hệ thống phân phối khí của các bể và các bơm airlift trong hệ thống xử lý.
Chế độ hoạt động: 
Vận hành bằng tay, tự động theo thời gian.
20. BƠM ĐỊNH LƯỢNG HÓA CHẤT:
Chức năng: 
Cung cấp hóa chất sử dụng cho hệ thống. Hoạt động tự động theo các tín hiệu điều khiển của bơm nước thải hoặc vận hành bằng tay.
21. THIẾT BỊ PHA TRỘN HÓA CHẤT:
Chức năng: 
Pha trộn hóa chất đông keo tụ, hoá chất điều chỉnh pH, hoá chất khử trùng cho quá trình hoạt động của hệ thống.
Chế độ vận hành: 
Bằng tay.
22. MÁY ÉP BÙN BĂNG TẢI:
Chức năng: 
Lọc ép bùn thải từ các quá trình xử lý hoá lý và xử lý sinh học. Bùn được bơm chìm để trong bể chứa bùn bơm tới máy ép. Bùn sau khi ép được mang đi chôn lấp.
Chế độ vận hành: 
Bằng tay.
23. CÁC THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN:
Thiết bị đo mức: Kiểm soát mức nước trong BỂ GOM, BỂ ĐIỀU HÒA. Điều khiển sự hoạt động của các bơm nước thải BỂ GOM, BỂ ĐIỀU HÒA.
Thiết bị đo lưu lượng nước thải: đo và kiểm soát lưu lượng nước thải đi vào hệ thống điều khiển hoạt động của bơm nước thải BỂ ĐIỀU HOÀ.
Điện cực đo pH: Đo giá trị pH của nước thải để thực hiện phản ứng đông keo tụ. Điều khiển chế độ hoạt động và lưu lượng của bơm định lượng axit, kiềm.
Van điện từ: Điều khiển hoạt động của các hệ thống phân phối khí các BỂ ĐIỀU HOÀ, BỂ PHÂN HUỶ BÙN, các bơm airlift và bơm hút nước trong.
24. NHÀ ĐIỀU HÀNH
Chức năng: 
Nơi đặt các tủ điều khiển và tủ động lực, phòng đặt thiết bị thí nghiệm. Nơi đặt bơm định lượng cung cấp hoá chất cho hệ thống
25. NHÀ ĐẶT MÁY THỔI KHÍ, NHÀ ĐẶT MÁY ÉP BÙN
Chức năng: 
Nơi đặt các máy thổi khí và máy ép bùn (gồm cả bơm bùn và tủ điều khiển).

1.4. QUY TRÌNH VẬN HÀNH

1. KIỂM TRA THIẾT BỊ TRƯỚC KHI VẬN HÀNH:
Toàn bộ hệ thống phải được kiểm tra trước khi khởi động lại. Các thiết bị khi bảo dưỡng, sửa chữa phải được ghi chép trong nhật ký vận hành đầy đủ để những người vận hành khác có thể tiếp cận được dễ dàng.
Kiểm tra chế động đóng cắt, các thiết bị bảo vệ trong tủ điện, các van và các thiết bị phụ trợ khác liên quan tới thiết bị chuẩn bị vận hành. 
Các thiết bị lớn như máy thổi khí, máy ép bùn phải được kiểm tra cẩn thận trước khi khởi động, kiểm tra các thiết bị bảo vệ và các thiết bị đóng cắt.
Các hệ thống van phải được đảm bảo ở trạng thái sẵn sàng vận hành

2. KIỂM TRA HOÁ CHẤT VẬN HÀNH:
Hoá chất vận hành phải đầy đủ để hệ thống hoạt động được liên tục, kiểm tra hoá chất trước khi khởi động hệ thống. Hệ thống hoá chất bao gồm các bồn pha, bồn chứa, các bơm định lượng hoá chất.

3. KIỂM TRA CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH:
Có các chế độ vận hành khác nhau tuỳ sự lựa chọn của người vận hành. Có thể vận hành bằng tay hoặc tự động, nếu vận hành tự động qua PLC có thể vận hành tự động từng cụm thiết bị hoặc tự động toàn hệ thống (trừ hệ thống pha trộn hoá chất và hệ thống lọc ép bùn chỉ có chế độ vận hành bằng tay). 
Trường hợp vận hành bằng tay: chuyển nút chế độ vận hành trên tủ điều khiển sang chữ “TAY” – lúc này điều khiển trạng thái các thiết bị sẽ trên các nút bấm trên mặt tủ điều khiển và tủ động lực, máy tính và màn hình cảm ứng lúc này không có khả năng điều khiển mà chỉ hiện trạng thái đang hoạt động hay đang dừng của các thiết bị.
Trường hợp vận hành tự động qua PLC: Chuyển nút chế độ vận hành sang chữ “PLC” – Lúc này điều khiển các thiết bị trên màn hình máy tính hoặc màn hình cảm ứng, phím bấm trên mặt tủ điều khiển chỉ thể hiện trạng thái của thiết bị. (màu sáng đèn là thiết bị đó đang hoạt động, màu đỏ là thiết bị đó có sự cố)

4. KHỞI ĐỘNG HỆ THỐNG Ở CHẾ ĐỘ TỰ ĐỘNG QUA PLC:
Sau khi đã kiểm tra kỹ lưỡng các thiết bị và nhật ký vận hành, bắt đầu khởi động máy tính, bật chương trình điều khiển, chọn nút “khởi động” để khởi động trạng thái sẵn sàng của PLC. 

a. Khởi động hệ thống thu gom và tách rác:
Bắt đầu khởi động bơm nước thải bể gom bằng cách di chuột tới vị trí bơm bể gom, kích vào vị trí bơm sẽ xuất hiện cửa sổ của bơm bể gom, kích vào vị trí “auto”, đặt thời gian bơm hoạt động và chọn bơm nào chạy trước rồi nhấn nút “chấp nhận”. Lúc này bơm bể gom sẽ tự động hoạt động theo mức nước trong bể gom. 
Mức hoạt động của bơm được người vận hành đặt bằng cách di chuột đến vị trí mức nước phía trên bể gom, kích chuột sẽ xuất hiện cửa sổ bể gom, thông thường sẽ đặt các thông số:
Mức rất cao: 2600mm.
Mức cao: 2000 mm (Xuất hiện cảnh báo mức nước bắt đầu đầy trong bể gom).
Mức thấp: 1000 mm.
Mức rất thấp: 750 mm (Xuất hiện cảnh báo mức nước trong bể gom đã cạn, dưới mức đó các bơm sẽ tự động dừng. Bơm chỉ hoạt động trở lại khi cảnh báo mức thấp của bể gom không còn,  nếu ở trạng thái tự động ).
Đồng thời đó, chọn chế độ hoạt động của máy tách rác, kích chuột vào vị trí máy tách rác sẽ xuất hiện cửa sổ điều khiển trạng thái máy tách rác. Chọn chế độ hoạt động “auto” rồi kích vào “chấp nhận”, lúc này máy tách rác sẽ tự động hoạt động theo trạng thái bơm bể gom. Nếu bơm bể gom hoạt động máy tách rác sẽ tự động hoạt động và ngược lại. Rác được tách ra và tải về khay chứa rác, người vận hành sẽ định kỳ tháo khay chứa rác ra và đổ vào xe gom rác.

b. Khởi động hệ thống xử lý hoá lý:
Chuyển các bơm định lượng Kiềm, bơm Phèn, bơm Polyme, bơm Dinh dưỡng, bơm Javen sang chế độ tự động bằng cách kích chuột vào từng vị trí bơm trên màn hình, chuyển sang chế độ hoạt động “auto” rồi kích “chấp nhận”. 
Đối với bơm định lượng Kiềm ở chế độ tự động (Auto), chế độ hoạt động của các bơm và lưu lượng của bơm phụ thuộc vào độ pH của nước thải (xem phần cài đặt giá trị pH). Đối với bơm định lượng Phèn lưu lượng sẽ tự tăng hoặc giảm theo lưu lượng nước thải. Lưu lượng bơm Phèn là một hệ số với lưu lượng nước thải. Đặt hệ số bằng cách kích vào chữ “Cài đặt” trên cửa sổ rồi đánh hệ số vào ô “Tỉ lệ lưu lượng”. Nếu bơm nước thải dừng: Bơm định lượng Phèn, Polyme và Dinh dưỡng sẽ tự động dừng theo.
VD: Khi đặt hệ số tỷ lệ của bơm phèn là 1. Vậy khi đặt lưu lượng nước thải cần xử lý là 65 m3/h thì bơm định lượng phèn sẽ chạy với lưu lượng là 65 lít/h. 

Chuyển chế độ hoạt động của các máy khuấy bể phản ứng bằng cách kích chuột vào vị trí từng máy khuấy rồi đặt chế độ hoạt động “auto” sau đó kích “chấp nhận”. Lúc đó trạng thái hoạt động hay nghỉ của máy khuấy các bể phản ứng sẽ hoạt động theo trạng thái của bơm nước thải bể điều hoà.

Cài đặt giá trị pH cho quá trình phản ứng hoá lý: Đầu đo pH tự động đặt tại ngăn phản ứng số 01. Tại đây sẽ đưa giá trị pH của nước thải về để điều khiển trạng thái hoạt động của các bơm định lượng Kiềm, ngoài ra ngay trên nó cũng có màn hình hiển thị giá trị pH của nước thải cho người vận hành quan sát. Cài đặt “giá trị pH” để một trong các bơm định lượng trên hoạt động là do người vận hành đặt bằng cách kích chuột vào vị trí hiển thị giá trị pH trên màn hình điều khiển sẽ xuất hiện cửa sổ Nồng độ pH. Cài đặt “giá trị pH” là mà khi pH đo được dưới giá trị cài đặt thì bơm định lượng kiềm sẽ tự động hoạt động để đưa giá trị pH về ngưỡng tối ưu. vượt qua giá trị cài đặt thì bơm định lượng Kiềm sẽ tự động dừng để đưa giá trị pH về ngưỡng tối ưu.
Giá trị thường đặt là: 7.5
Mức cao: 8.0
Mức thấp: 7.0

Tiếp theo sẽ cài đặt thông số cho lưu lượng nước thải cần xử lý. Kích chuột vào vị trí hiện thị giá trị lưu lượng nước thải sẽ xuất hiện cửa sổ lưu lượng. Lưu lượng đặt là lưu lượng cần xử lý (m3/h). Với hệ thống này công suất tối đa hoạt động là: 3000m3/ngày.đêm tương đương lưu lượng xử lý tối đa là: 125m3/h.

Cài đặt bơm nước thải bể điều hoà: kích chuột vào vị trí bơm nước thải bể điều hoà sẽ xuất hiện cửa sổ, thiết lập Auto-man cho từng bơm nước thải bằng cách kích chuột vào nút “thiết lập Auto-man” chuyển các bơm sang chế độ Auto rồi tắt cửa sổ (có thể thiết lập auto-man cho 1 hoặc 2 hoặc cả 3 bơm thì lúc đó sẽ tương ứng các bơm đó chạy Auto, các bơm ở chế độ Manual sẽ không tự động). Tại cửa sổ bơm nước thải bể điều hoà, chuyển sang chế độ hoạt động “auto”, đặt chu kỳ luân phiên cho các bơm và chọn bơm chạy trước rồi kích “chấp nhận”. Thông thường chọn chu kỳ luân phiên là 120 phút, còn chọn máy chạy trước tuỳ thuộc người vận hành.

Tại bể điều hoà còn có hệ thống phân phối khí (HT PPK), HT PPK có tác dụng cấp khí cho bể điều hoà nhằm tránh hiện tượng yếm khí cho nước thải chứa trong bể đồng thời tăng khả năng khuấy trộn cân bằng nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải và tránh lắng bùn cặn trong bể điều hoà. Điều khiển chế độ cấp khí cho HT PPK bể điều hoà là van điều khiển 8 (VĐK8). Kích chuột vào vị trí VĐK1, chọn chế độ Auto, thiết lập thời gian nghỉ, thời gian chạy và thời gian chu kỳ của van. Thông thường cài đặt các giá trị:
Thời gian nghỉ: 10 phút
Thời gian chạy: 20 phút
Thời gian chu kỳ: 30 phút
“Cài đặt” trên cửa sổ khi kích vào vị trí các van để cài đặt tổng số lượng VĐK đồng thời chạy. Số lượng van chạy đồng thời lớn sẽ gây thiếu khí cấp cho các HT PPK. Chính vì vậy cần khống chế lượng van đồng thời chạy khoảng 4 - 6 van. Nếu đến thời điểm 1 van nào đó đến trạng thái chạy mà cùng thời điểm đó tổng số lượng VĐK đang ở trạng thái hoạt động trong cả hệ thống bằng số van cài đặt thì van điều khiển đó phải đợi đến khi có 1 van nghỉ nó mới được phép chuyển sang trạng thái hoạt động.
Sau khi thiết lập xong, hệ thống xử lý hoá lý sẽ chạy theo lưu lượng và các thông số do người vận hành cài đặt.

Bơm bùn bể lắng sơ cấp chỉ có thể hoạt động bằng tay và không qua điều khiển PLC. Người vận hành phải chủ động chạy bơm bùn bể lắng sơ cấp theo khoảng thời gian vận hành hệ thống hoá lý. Khi vận hành hệ thống hoá lý thì thời gian chạy bơm bùn trong khoảng 4 giờ chạy một lần, mỗi lần 5-10 phút (đến khi quan sát tại bể chứa, làm đặc bùn) không thấy bùn ra nữa (chỉ thấy nước trong) thì mới cho dừng bơm bùn lại. Khi chạy bơm bùn phải chạy cho từng ngăn lắng, các ngăn còn lại phải đóng van chặn lại, khi ngăn này hết bùn thì mở van của ngăn tiếp theo và đóng van của ngăn đã bơm xong lại. 
Trong trường hợp nước thải quá loãng – không phải chạy hoá lý, thì bể lắng sơ cấp có chức năng như bể lắng cát nên khoảng thời gian chạy bơm bùn giãn ra, khoảng 8 giờ mới chạy một lần, mỗi lần 5 - 10 phút.

Trên bể lắng sơ cấp có hệ thống hút váng nổi, khi người vận hành quan sát có bùn nổi trên bề mặt bể lắng sơ cấp thì mở các van tương ứng của các bể có bùn nổi để chảy sang bể Aeroten.

c. Khởi động hệ thống xử lý sinh học:
Khi  đã khởi động hệ thống hoá lý sẽ có nước thải chảy sang bể Aeroten - Bể xử lý sinh học. Máy thổi khí được coi là trái tim của của hệ thống xử lý sinh học. Máy thổi khí cung cấp khí cho bể Aeroten, cho BỂ ĐIỀU HOÀ, bể PHÂN HUỶ BÙN, bể CHỨA BÙN và các bơm bùn Airlift, bơm hút váng nổi, bơm hút nước trong. Sau khi đã chắc chắn mở các van khí cấp cho HT PPK tại bể Aeroten, kích chuột vào vị trí máy thổi khí trên màn hình, thiết lập Auto-man cho từng máy thổi khí tương tự như thiết lập cho bơm bể điều hoà. Chọn chế độ “Auto”, cài đặt chu kỳ luân phiên, máy chạy trước và tổng số máy luân phiên. Số máy luân phiên là tổng số lượng máy đồng thời chạy - tổng số máy luân phiên phụ thuộc vào nồng độ DO trong bể Aeroten và lượng khí cần thiết cho các bể PHÂN HUỶ BÙN, BỂ ĐIỀU HOÀ và khí cấp cho các bơm Airlift.
Các thông số thường cài đặt cho máy thổi khí:
Chu kỳ luân phiên: 120 phút
Số máy luân phiên: 2 hoặc 3 máy
Máy chạy trước: tuỳ người vận hành

Nước thải sau khi đã được xử lý sinh học tại bể Aeroten sẽ tự chảy sang BỂ LẮNG THỨ CẤP. BỂ LẮNG THỨ CẤP được cấu tạo là bể đáy dốc, dưới đặt các bơm bùn Airlift có chức năng bơm bùn hồi lưu lại bể Aeroten và bơm bùn thải sang bể phân huỷ bùn. Khí cấp cho các bơm bùn hồi lưu được điều khiển bằng các VĐK5 và VĐK7, khí cấp cho bơm bùn thải sang bể phân huỷ bùn được điều khiển bằng các VĐK2 và VĐK4. Khí cấp cho bơm hút bùn nổi được điều khiển bằng các VĐK9 và VĐK10. Cài đặt thông số cho các VĐK như sau: Kích chuột vào vị trí các van cần cài đặt, chọn chế độ hoạt động “Auto”, cài đặt thời gian nghỉ, thời gian chạy, thời gian chu kì = tổng thời gian nghỉ + thời gian chạy.
Đối với bơm hồi lưu, cài đặt cho các VĐK như sau:
Thời gian nghỉ: 30 phút
Thời gian chạy: 3 - 5 phút (tuỳ thuộc lượng bùn hồi lưu)
Đối với bơm bùn thải, cài đặt cho các VĐK như sau:
Thời gian nghỉ: 60 phút
Thời gian chạy: 1 - 3 phút
Đối với bơm hút bùn nổi, cài đặt cho các VĐK như sau:
Thời gian nghỉ: 240 - 300 phút
Thời gian chạy: 10 - 15 phút (tuỳ thuộc mức độ nổi bùn tại bể lắng)

Nước thải sau khi đã được lắng hết bùn sinh học sẽ được sang BỂ KHỬ TRÙNG, tại đây sẽ được bổ sung hoá chất khử trùng trước khi đưa ra hồ sinh thái và thải vào môi trường. Hoá chất khử trùng sử dụng là Giaven (NaOCl). Dung dịch Giaven được pha đúng tỷ lệ và được bơm định lượng bơm với thông số lưu lượng được cấp bởi người vận hành phù hợp với lưu lượng nước thải bơm vào hệ thống.

Bùn thải từ 2 BỂ LẮNG THỨ CẤP được bơm sang BỂ PHÂN HUỶ BÙN sinh học. Tại BỂ PHÂN HUỶ BÙN sinh học lắp đặt HT PPK cấp khí cho qua trình tự phân huỷ của VSV nhằm giảm thiểu  tối đa lượng dư cần mang đi ép để thải bỏ. Khí cấp cho HT PPK được điều khiển bằng van VĐK1, cách cài đặt thông số cho VĐK1 tương tự các van khác, thông số cài đặt thông thường như sau:
Cài đặt VĐK1 như sau:
Thời gian nghỉ: 50 phút
Thời gian chạy: 10 phút (tuỳ thuộc mức độ nổi bùn tại bể)
Ngoài ra trong BỂ PHÂN HUỶ BÙN còn lắp đặt 1 bơm hút nước trong, bơm này dùng để hút nước trong nổi trên bề mặt và bơm về BỂ GOM. Hút nước trong cũng dùng là bơm airlift và được điều khiển bằng van VĐK3. Cài đặt van VĐK3 tương tự các van khác.
Bùn sinh học sau khi được phân huỷ sẽ được định kỳ bơm sang bể chứa và làm đặc bùn sinh học - hoá lý. Cài đặt cho bơm bùn bằng cách kích chuột vào vị trí bơm đặt trong BỂ PHÂN HUỶ BÙN. Chỉ có một bơm được lắp đặt trong bể nên chỉ cần cài đặt chế độ hoạt động auto và thời gian chạy, thời gian nghỉ cho bơm này.

Bể chứa và làm đặc bùn sinh học-hoá lý có chức năng chứa bùn hoá lý từ BỂ LẮNG SƠ CẤP và bùn thải sinh học từ BỂ PHÂN HUỶ BÙN. Tại đây lắp đặt một bơm Airlift để bơm nước trong nổi trên bề mặt bể sang BỂ PHÂN HUỶ BÙN, bùn được lắng phía dưới đáy bể. Hút nước trong được điều khiển bằng VĐK6, cài đặt van như các van khác, thời gian chạy phụ thuộc lượng nước trong bể. Trong bể còn lắp đặt một hệ thống sục khí bằng ống PVC đục lỗ nhằm trộn đều bùn trước khi bơm tới máy ép bùn. Hệ thống sục khí do người vận hành mở van tại vị trí bể chứa bùn.
Hệ thống bơm bùn và ép bùn chỉ điều khiển bằng tay tại vị trí máy ép bùn. Hệ thống ép bùn bao gồm máy bơm bùn chìm để cấp bùn cho máy ép, máy lọc ép bùn băng tải.
Trên màn hình điều khiển còn tra các sự kiện vận hành, nhật ký một số thiết bị bằng cách kích chuột vào “Số liệu” và “Sự kiện” trên góc trái màn hình sẽ tra được các thông số của các ngày vận hành trước đó.

5. KHỞI ĐỘNG THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG Ở CHẾ ĐỘ MANUAL QUA PLC:
Ngoài trường hợp chạy Auto cho toàn bộ hệ thống người vận hành có thể chuyển auto và Manual kết hợp. Lúc đó có thiết bị chạy tự động có thiết bị chạy bằng điều khiển on/off trên màn hình máy tính mà không cần đặt thời gian chu kỳ vận hành.
Chú ý: Khi một thiết bị chạy ở chế độ Manual mà thiết bị khác chạy phụ thuộc nó vẫn đang ở chế độ Auto thì thiết bị đang ở chế độ Auto sẽ vẫn tuân theo nguyên tắc tự động bình thường. 
VD: Có thể đặt bơm nước thải BỂ GOM ở chế độ Manual bằng cách kích chuột vào vị trí Manual, kích chuột vào nút “chạy” tại vị trí bơm cần chạy → bơm sẽ  hoạt động, khi nào người vận hành muốn dừng, kích chuột vào nút “Dừng” để ngừng bơm. Lúc này bơm sẽ không chạy theo một chu kỳ nào cả mà chạy theo điều khiển của người vận hành.
Mặc dù vậy nếu đặt MÁY TÁCH RÁC ở chế độ Auto thì máy tách rác vẫn chạy theo trạng thái của bơm BỂ GOM mặc dù bơm này đang đặt ở chế độ manual.

Đối với các thiết bị chạy qua biến tần như: Bơm nước thải bể điều hoà, các bơm định lượng hoá chất. Khi đặt ở chế độ Manual thì cài đặt lưu lượng ngay trên cửa sổ cài đặt thiết bị đó. 
Đối với bơm bể điều hoà: Lúc đó cài đặt lưu lượng xử lý của hệ thống ngay trên cửa sổ cài đặt bơm bể điều hoà chứ không cài đặt trên thiết bị đo lưu lượng, lúc này thiết bị đo lưu lượng chỉ có chức năng hiển thị chứ không có chức năng điều khiển các bơm như ở chế độ Auto của bơm bể điều hoà.
Đối với các bơm định lượng kiềm: Khi ở chế độ Manual sẽ không vận hành theo giá trị pH của thiết bị pH đưa về mà chạy theo lưu lượng cài đặt trên cửa sổ của thiết bị bơm đó.
Chú ý: Khi cài đặt các thông số lưu lượng, thời gian, chu kì luân phiên ở cả chế độ Auto và manual, mỗi khi đặt một thông số nào đó phải đánh ENTER để nhận lệnh rồi mới cài đặt các giá trị tiếp theo.

6. KHỞI ĐỘNG THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG Ở CHẾ ĐỘ BẰNG TAY
(không qua PLC):
Chuyển nút trạng thái trên tủ điều khiển sang chữ “TAY”, lúc này toàn bộ hệ thống sẽ không thể điều khiển qua máy tính và màn hình cảm ứng nữa mà chuyển sang điều khiển bằng các nút on/off trên mặt tủ điều khiển và tủ động lực 3. Nút màu xanh là nút on, nút màu đỏ là nút off. Khi bật nút on, đèn tại nút đó sẽ sáng màu xanh, còn nút off là nút màu đỏ nhưng khi tắt thiết bị nó sẽ không sáng màu đỏ mà chỉ khi thiết bị có sự cố mới báo màu đỏ.
Lúc này màn hình máy tính và màn hình cảm ứng chỉ có chức năng hiển thị các thông số để người vận hành kiểm soát quá trình vận hành như các thông số : Lưu lượng nước thải đang xử lý, nồng độ pH, ... Người vận hành không thể điều khiển các thiết bị qua máy tính và màn hình cảm ứng.
Chú ý: Nếu hệ thống đang vận hành ở chế độ “PCL” mà người vận hành chuyển sang chế độ “TAY” thì các tín hiệu điều khiển của chế độ PLC vẫn giữ nguyên nên chuyển ngược lại chế độ PLC hệ thống sẽ vận hành như trạng thái cuối cùng khi chuyển sang.
Ảnh: Xử lý nước thải giấy
..................................................................................................................................


CÔNG TY TNHH TM DV KT SX O&M
Địa chỉ:120/2 Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, TP.HCM
VPĐD:28/36/4 Lương Thế Vinh, Tân Thới Hòa, Tân Phú
Điện thoại: 08 3836 8122 
Email: omwater@omwater.vn  -  omwater.vn@gmail.com
Website: omwater.vn 
..................................................................................................................................

1 nhận xét:

  1. A good example of how easily our perception could be fooled is to take the notice check, the place you watch a brief video and rely the number of passes the white staff makes. Sometimes winnings shall be multiplied by two, typically by 10 and typically numbers in between, but the common is about 4. This doesn’t imply the games can’t be winners and you can’t win huge. I’ve had nice periods on these games with sufficient frequency that they are often a lot enjoyable 카지노사이트 when they’re dealing out good hands.

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Hỗ trợ trực tuyến

Lĩnh vực hoạt động

Đối Tác

LIKE THEO DÕI THÔNG TIN

DMCA.com Protection Status